clock  GMT+7
Hỗ trợ trực tuyến:   support phone  Hotline: 024.3.773.1538

menu 03 menu 04 menu 05 menu 06 menu 07 menu 08 menu 09
vietnam flag 日の丸
  ngoai ngu
 
  paframe top right

Thông tin về UDIC-ICTC

Trung tâm Thương mại và Hợp tác quốc tế - chi nhánh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC – ICTC) là đơn vị trực thuộc được Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện Giấy phép hoạt động XKLĐ số 297/LĐTBXH – GP do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp đổi ngày 29/12/2011 cho Tổng công ty UDIC.

  chitiet button

» Thị trường lao động

 

“Mở lối” cho xuất khẩu lao động 2012

Năm 2012, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được dự báo sẽ gặp một số khó khăn, thách thức do thị trường có thể bị thu hẹp. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 90.000 lao động, đồng thời cũng tập trung phát triển một số thị trường trọng điểm. 

Nỗ lực giữ thị trường truyền thống

Để chiếm được lòng tin của những thị trường lâu nay tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaixia…, và góp phần đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhiều giải pháp tăng cường chất lượng lao động đã và đang được chú trọng.

Tăng cường trao đổi thông tin 

Năm 2012, Nhật Bản hứa hẹn vẫn là thị trường tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Tại một hội thảo giữa Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (JITCO) và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) diễn ra vào ngày 16/2/2012, JITCO cho biết, Nhật Bản đang có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận thực tập sinh ngành nông nghiệp. Sau thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản bị giảm mạnh. 

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản.


Do đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đánh giá của JITCO, đây là ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. “Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động”, một cán bộ của Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin thêm.

Việc trao đổi giữa JITCO với Cục Quản lý lao động ngoài nước không chỉ chia sẻ những thông tin cập nhật nhất của Chính phủ Nhật Bản về tình hình tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài mà còn giải đáp những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến hoạt động đưa thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản. Việc tăng cường thông tin sẽ giúp hai bên có những định hướng và giải pháp nhằm làm cho chương trình hợp tác lao động ngày càng phát triển và được nâng cao hiệu quả.

JITCO cũng công bố kết quả khảo sát của tổ chức này về nhu cầu của số thực tập sinh Việt Nam sắp hết hạn làm việc tại Nhật. Khảo sát của JITCO cho thấy, các thực tập sinh Việt Nam sắp hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu muốn được nhận vào làm việc trong công ty của Nhật tại Việt Nam và số ít khác thì mong muốn sẽ trở về Việt Nam thành lập công ty riêng trong lĩnh vực đã được đào tạo tại Nhật. Đồng thời, JITCO cũng cho hay, họ cũng đã tiếp xúc với các doanh nghiệp Nhật Bản đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam về việc tiếp nhận và giải quyết việc làm cho các thực tập sinh Việt Nam khi trở về.

Năm 2011, Việt Nam đã đưa được 6.985 thực tập sinh kỹ thuật sang Nhật Bản, bằng 142% so với năm 2010. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng hợp đồng đăng ký phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản vẫn được duy trì ở mức độ khá cao, với nhiều ngành nghề đa dạng và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. 

Ở châu Á, cùng với Nhật Bản thì Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia vẫn là các thị trường truyền thống của Việt Nam. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này là trên 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nếu những cuộc trao đổi thông tin tương tự giữa Việt Nam và tổ chức đại diện cho các nước tiếp nhận lao động có thể diễn ra nhiều hơn, chắc chắn sẽ cải thiện hiệu quả công tác XKLĐ thời gian tới.

Nhiều giải pháp đi kèm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trọng tâm năm 2012 là tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, thực hiện các giải pháp để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường đang phục hồi. Đặc biệt là đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề trước đây chưa quan tâm khai thác do thiếu nguồn lao động như các nghề đòi hỏi trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc sức khỏe… Chương trình đưa hộ lý và y tá sang Nhật Bản làm việc trong thời gian tới chính là một trong những chương trình như vậy.

Cùng với việc tăng cường trao đổi thông tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đi kèm. Trước tiên, tăng cường chất lượng tuyển chọn lao động để người lao động được tuyển chọn có phẩm chất, nguyện vọng, kỹ năng và ý thức làm việc tốt đáp ứng được yêu cầu của bên tiếp nhận nước ngoài.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cũng được Cục lưu ý đẩy mạnh. Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Luật Người lao động Việt Nam về việc cử cán bộ đại diện tại các thị trường có nhiều lao động do công ty đưa sang làm việc để kịp thời hỗ trợ người lao động cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động.

Mạnh Minh

Khi cần tư vấn hay yêu cầu thực hiện dịch vụ, quý khách có thể sử dụng form dưới đây để gửi thông tin cho chúng tôi.
Share |
Bạn thấy nội dụng bài viết này có hữu ích không? click vào +1  
 
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & HỢP TÁC QUỐC TẾ (UDIC-ICTC)
Địa chỉ: Số 6 - 7 Lô 1B - Đường Vũ Phạm Hàm (Trung Yên 1cũ ) - Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.37731538
Fax: 024.3783 0027
E-mail: xkld@udic.com.vn
vietravel group
  Udic group
UDIC GROUP
vietravel group bottom
® Bản quyền của UDIC-ICTC 2012. Bảo lưu mọi quyền - Thông tin cá nhân - Điều khoản sử dụng. Ghi rõ nguồn "udicmanpower.vn" khi sử dụng lại thông tin từ website này.