Vị trí địa lý:
Nhật Bản gồm 4 đảo chính (Honshu, Hokkaido, Kyushin, Shikoku) và nhiều đảo nhỏ chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Á. Diện tích 377.835 km2.
Núi Phú Sĩ
Dân số:
Khoảng 127.687 nghìn người (theo số ước tính của Cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản tính đến ngày 01/10/2004), xếp thứ 7 trong số các nước trên thế giới. Dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố lớn như: Tokyo,Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Kyoto.
Thủ đô là Tokyo.
Khí hậu:
Ở Nhật Bản, khí hậu thay đổi rõ rệt giữa bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu – Đông). Mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), được đánh dấu bởi những đợt không khí lạnh, thời tiết rất đẹp, nhiệt độ trung bình từ 12o C-19o C. Mùa Hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), có những ngày nóng và đêm oi bức. Mùa Thu (từ tháng 9 đến tháng 11), tiết trời mát mẻ và rất dễ chịu. Mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), không khí lạnh và khô, nhiệt độ có thể xuống tới – 8,5o C, tuyết rơi nhiều ở các vùng phía Tây Nhật Bản.
Động đất:
Nhật Bản là nước có nhiều động đất, xảy ra ở mức độ nhỏ không gây hại. Để phòng chống việc này, trong mỗi khu phố họ quy định nơi lánh nạn, cách lánh nạn. Khi có động đất, nên xem nhà mình đang ở có cánh cửa nào đang mở để sẵn sàng thoát ra ngoài, hãy dùng vật cứng che đầu, dùng khăn ướt che mũi khi thoát hiểm trong khói. Sau mỗi đợt rung chuyển không nên vào nhà ngay vì có thể xảy ra đợt rung chuyển tiếp theo. Thường xuyên nghe đài để nắm bắt thông tin chính xác về động đất.
Dân tộc:
Dân tộc Nhật chiếm đa số, ngoài ra còn có hai dân tộc thiểu số là Ainu và Buraumin.
Ngôn ngữ: Tiếng Nhật
Tôn giáo:
Ở Nhật Bản có rất nhiều tôn giáo, nhưng hầu hết người Nhật không theo tôn giáo nào. Tôn giáo cổ xưa ở Nhật Bản là đạo Shinto (tức Thần Đạo). Các đền thờ đạo Shinto được xây dựng khắp đất nước. Nghi lễ tôn giáo trang nghiêm nhất là tang lễ, phần đông người Nhật cử hành tang lễ theo nghi thức đạo Phật.
đền thờ Shinto Itsukushima
Chế độ chính trị:
Nhật Bản là nước theo chính thể Quân chủ lập hiến. Đứng đầu và tượng trưng cho quyền lực của đất nước là nhà Vua (Nhật Hoàng). Ngôi Vua được truyền từ đời này sang đời khác. Trong thực tế, quyền điều hành đất nước thuộc Thủ tướng và Nội các. Quốc hội bao gồm: Thượng viện và Hạ viện.
Sự phát triển kinh tế:
Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế này có những đặc trưng cơ bản, một là sự kết hợp một cách hết sức chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp và các nhà phân phối; hai là sự bảo đảm việc làm lâu dài cho lực lượng lao động. Công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, phụ thuộc phần lớn vào việc nhập các nguyên, nhiên vật liệu thô. Nhật Bản có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, sản phẩm chính là thép, kim loại màu, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, khai khoáng, ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị viễn thông, máy công cụ, hệ thống sản xuất tự động, đầu máy, đường ray xe lửa, tàu biển, hoá chất, dệt và chế biến thực phẩm. Nền nông nghiệp rất nhỏ, được hỗ trợ và bảo hộ lớn của Chính phủ. Nhật Bản phải nhập khoảng 50% các loại ngũ cốc và các loại cây trồng khác. Lĩnh vực đánh bắt hải sản phát triển mạnh, Nhật có đội ngũ tàu đánh cá lớn nhất thế giới và chiếm gẩn 15% sản lượng cá toàn thế giới.
Tàu Shinkansen
Chào hỏi:
Lễ nghi chào hỏi ở mọi nơi của Nhật Bản là động tác cúi chào, khi gặp nhau người nhỏ tuổi , người cấp dưới chào trước. Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên bắt tay cũng được xem là động tác chào hỏi.
Trang phục:
Nhật Bản coi nhân cách con người thể hiện qua bề ngoài của trang phục. Phải chỉnh tề trong trang phục, trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Người để tóc tai rối bù, râu ria bờm xờm bị xem là thiếu tư cách.
Đúng giờ:
Khi hội họp, đi làm, đi học, dự tiệc người Nhật lúc nào cũng để tâm tới thời gian, khi muốn thăm ai đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn. Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước.
Giữ gìn trật tự công cộng và trong gia đình:
việc tự tiện lấy vật ở ngoài đường về làm của tư cũng bị xem như trộm cắp. Cảnh sát thường bắt những vụ tự tiện sử dụng xe đạp để ở ga hay ở siêu thị; kể cả biết rằng không có chủ, cũng không được phép sử dụng.
Nơi ở:
Mọi nhà ở Nhật Bản đều có nơi để giầy dép. Khi vào nhà phải đổi ngay dép đi trong nhà hay đi chân không.
Ăn uống:
Người Nhật ăn bằng đũa, không cầm thức ăn bằng tay, không vứt đồ thừa hay xương thịt cá ra bàn ăn hay xuống sàn nhà mà phải bỏ vào đĩa riêng.
Đơn vị tiền tệ: là đồng Yên
Mã điện thoại quốc tế: +81
Nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú
Hai đạo luật cơ bản điều chỉnh vấn đề nhập cư và cư trú của người nước ngoài là Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn năm 1951 và Luật Đăng ký người nước ngoài năm 1952. Theo quy định thì người nước ngoài được phép vào Nhật Bản theo một trong 27 hình thức sau: nhà ngoại giao, người được bổ nhiệm làm việc ở các cơ quan và tổ chức nước ngoài tại Nhật Bản, giảng viên, nghệ sĩ, người hoạt động tôn giáo, nhà truyền giáo và tu hành, nhà báo, nhà quản lý đầu tư/thương mại, nhà tư vấn pháp luật, bác sĩ, nhà nghiên cứu, huấn luyện viên, kỹ sư, các chuyên gia trong lĩnh vực nhân đạo/quốc tế, người được chuyển nhượng công ty trong nước, chiêu đãi viên, sinh viên, người học dự bị đại học, tu nghiệp sinh, người được bổ nhiệm thay thế, người được định cư, vợ (chồng) hoặc con là người Nhật Bản, vợ (chồng) hoặc con của người được cư trú thường xuyên, lâu dài tại Nhật Bản.
Gia hạn thời gian lưu trú
Khi quá thời gian cho phép lưu trú tại Nhật, trong trường hợp bản thân, hay những người có cương vị công tác muốn tiếp tục hoạt động, cho đến ngày hết hạn phải làm đơn gia hạn lưu trú và phải được sự chấp thuận của Bộ Trưởng Tư pháp Nhật.
Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài
Đối với tu nghiệp sinh: Độ tuổi từ 20 đến 40; có đủ sức khoẻ, đủ năng lực hành vi đáp ứng được yêu cầu tu nghiệp ở xí nghiệp tiếp nhận, được xác nhận cơ quan y tế của nước phái cử xác nhận, đảm bảo trong thời gian tu nghiệp không phải điều trị bệnh về răng.
Học vấn và các tiêu chuẩn khác: tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cao hơn; phải tu nghiệp công việc ở trình độ công nghệ cao, không có được ở nước phái cử; phải là người chưa từng đi tu nghiệp ở Nhật Bản; trong thời gian tu nghiệp không được mang theo thành viên gia đình; phải là người không thuộc đối tượng cấm nhập cư vào Nhật Bản theo quy định của Bộ Tư pháp Nhật Bản.
Đối với tổ chức tiếp nhận: Một công ty tiếp nhận có thể nhận được một số lượng tu nghiệp sinh tuỳ thuộc vào tính chất của công ty, vào số lao động làm việc thường xuyên tại công ty, xí nghiệp tiếp nhận, đó có thể là công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty có quan hệ kinh doanh với bên nước ngoài, hoặc là công ty của các hiệp hội doanh nghiệp, của phòng thương mại và công nghiệp, của hợp tác xã.
Công ty tiếp nhận thông qua chương trình hợp tác của cơ quan chính phủ, các tổ chức được Chính phủ cho phép. Thông thường các công ty này phải có ít nhất từ 20 lao động trở lên mới được nhận tu nghiệp sinh nước ngoài. Hình thức tiếp nhận:
- Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện trực tiếp: là các công ty nói chung nhận tu nghiệp sinh là người làm việc ở ngân hàng trung ương, tổ chức quốc tế; công ty “mẹ” nhận tu nghiệp sinh là người làm trong công ty liên doanh, công ty “con” ở nước ngoài;
- Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện qua trung gian: là các công ty hội viên của phòng thương mại và công nghiệp, hiệp hội các xí nghiệp nhỏ, hợp tác xã.
- Chương trình tu nghiệp được thực hiện với sự giới thiệu của Cơ quan Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JITCO): JITCO là một tổ chức phi chính phủ không trực tiếp nhận tu nghiệp sinh mà thực hiện hoạt động như trao đổi thông tin với cơ quan chính phủ các nước có nhu cầu đào tạo lao động tại Nhật Bản và cung cấp các thông tin này cho các doanh nghiệp/ tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản; chỉ dẫn và giúp đỡ các thủ tục nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản cho tu nghiệp sinh; giới thiệu kế hoạch tuyển sinh cho các khoá đào tạo, cung cấp thông tin liên quan, đánh giá kết quả và thái độ học tập của tu nghiệp sinh; thay mặt các tổ chức nhận tu nghiệp sinh để lo thủ tục quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến việc nhập cảnh của tu nghiệp sinh, gia hạn thời gian lưu trú hoặc đổi tư cách lưu trú sang tư cách thực tập sinh…
Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
- Các trường hợp khác.
Chương trình thực tập kỹ thuật
Mục đích của chương trình này là mở rộng việc đào tạo tại Nhật Bản nhằm nâng cao tay nghề bằng cách tạo cơ hội cho tu nghiệp sinh đã hoàn thành khoá tu nghiệp thông thường có cơ hội để rút kinh nghiệm thực tế. Các tu nghiệp sinh có thể thực tập tay nghề tại cùng một doanh nghiệp mà họ đã kết thúc chương trình tu nghiệp trước đó. Điều kiện được thực tập là đã có thu hoạch tốt trong tu nghiệp, sinh hoạt trong suốt thời gian ở Nhật Bản và đã đạt được một trình độ tay nghề nhất định. Lúc này, tư cách lưu trú sẽ được đổi từ “tu nghiệp sinh” sang tư cách “ Thực tập sinh kỹ thuật”. Thời gian thực tập kỹ thuật không được kéo dài hơn 1,5 lần thời gian tu nghiệp. Tổng thời gian tu nghiệp và thời gian thực tập tổng cộng không được quá 2 năm. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề đặc biệt, thời gian này có thể kéo dài đến 3 năm.
Luật lao động
Đạo luật Việc làm được áp dụng cho cả người Nhật Bản và người nước ngoài tại Nhật Bản. Theo Điều 3 Luật Tiêu chuẩn lao động quy định thì người sử dụng lao động không được phép phân biệt đối xử về lương, giờ làm việc hoặc các điều kiện làm việc khác vì lý do quốc tịch của người lao động. Luật tiêu chuẩn lao động không chỉ áp dụng đối với các lao động nước ngoài hợp pháp. Riêng Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn được áp dụng đối với cả lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Hợp đồng lao động ký giữa người sử dụng lao động và người lao động, phải được nêu rõ mức lương, giờ làm việc và các điều kiện khác đối với người lao động. Tuy nhiên, đôi khi người sử dụng lao động không chỉ rõ những điều trên cho lao động nước ngoài. Khi các quy định trong hợp đồng khác hẳn so với thực tế, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động phải chịu các chi phí đi lại cần thiết cho người nước ngoài trở về nước trong vòng 14 ngày do việc huỷ bỏ hợp đồng.
Thông báo sa thải
Cấm không được sa thải người lao động trong thời gian dưỡng bệnh hoặc bị tai nạn trong lúc làm việc hay vì những bệnh đặc biệt phải kéo dài thời gian nằm viện (Điều 19 Luật Tiêu chuẩn lao động).
Trong trường hợp sa thải, cần phải thông báo cho đương sự ít nhất là 30 ngày trước đó. Nếu không thông báo trước 30 ngày, phía chủ nhân phải trả cho người lao động phần tiền trợ cấp sa thải theo lương bình quân cho đến 30 ngày. Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng khi phải sa thải vì lý do như thiên tai hoặc bất khả kháng mà công ty (xí nghiệp) không thể tiếp tục công việc hoặc sa thải do lỗi thuộc về người lao động được “Giám đốc Sở Giám sát Lao động” công nhận. “Thông báo sa thải” sẽ không áp dụng với những trường hợp như ăn lương ngày, hợp đồng trong vòng 2 tháng, hợp đồng theo mùa trong vòng 4 tháng, đang học nghề (Điều 20,21 luật Tiêu chuẩn lao động).
Trả lương
Trường hợp muốn người lao động làm quá giờ theo luật qui định hoặc làm thêm vào những ngày nghỉ cần phải có sự thoả thuận giữa Chủ và Thợ. (Điều 36 luật Tiêu chuẩn lao động).
Trường hợp làm quá giờ theo luật định, phía chủ phải trả thêm cho người lao động mức lương giờ tối thiểu là 25% cho các ngày làm việc trong tuần và với những ngày nghỉ phải trả thêm tối thiểu là 35%.
Làm việc ban đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng), phải trả thêm tối thiểu từ 25% so với mức lương trong giờ (Điều 37 luật Tiêu chuẩn lao động).
Địa chỉ liên lạc của các cơ quan chủ quản