Địa lý
Malaysia bán đảo, gọi là bán đảo Malaysia, phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía đông giáp eo biển Malacca.
Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia.
Hai phần này chia tách nhau bởi Biển Đông và có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông Malaysia với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm cao nhất là Núi Kinabalu ở độ cao 4.095,2 mét (13.435,7 ft), cao nhất Đông Nam Á, trên đảo Borneo. Khí hậu địa phương là khí hậu xích đạo đặc trưng bởi những cơn gió mùa tây nam (tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2).
Núi Kinabalu
Tanjung Piai, nằm ở bang phía nam Johor, là mũi cực nam của lục địa Châu Á.
Eo Malacca, nằm giữa Sumatra và Bán đảo Malaysia, được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Dòng sông Malacca
Putrajaya là thủ đô hành chính mới được xây dựng của chính phủ liên bang Malaysia, với mục đích một phần để giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa thành phố thủ đô Kuala Lumpur với các vùng còn lại. Kuala Lumpur vẫn là nơi đóng trụ sở của nghị viện, cũng như thủ đô thương mại và tài chính quốc gia. Các thành phố lớn khác gồm Georgetown, Ipoh, Johor Bahru, Kuching, Kota Kinabalu, Alor Star, Malacca Town, và Klang.
Putrajaya
Chính trị
Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến. Nguyên thủ quốc gia Liên bang Malaysia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Vua Malaysia. Yang di-Pertuan Agong được bầu với nhiệm kỳ năm năm trong số chín người thừa kế các Quốc vương Hồi giáo của các bang Malay; bốn bang kia, theo chế độ Thống đốc, không tham gia vào việc lựa chọn ngôi vua.
Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện Westminster, một di sản thời kỳ thuộc địa Anh. Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không phải lập pháp, và tư pháp đã bị suy yếu sau những mưu toan của chính phủ thời thủ tướng Mahathir. Từ khi độc lập năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự điều hành của một liên minh đa đảng, được gọi là Barisan Nasional (trước kia gọi là Liên minh).
Quyền lập pháp được phân chia giữa liên bang và các cơ quan lập pháp bang. Lưỡng viện gồm hạ viện, Viện đại biểu hay Dewan Rakyat (dịch nghĩa "Viện Nhân dân") và thượng viện, Senate hay Dewan Negara (dịch nghĩa "Viện Quốc gia"). 219 thành viên của Viện đại biểu được bầu từ các đơn vị bầu cử một đại biểu được lập ra dựa trên số dân với nhiệm kỳ tối đa 5 năm. Tất cả 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26 người được bầu bởi 13 quốc hội bang, 2 đại diện cho lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur, 1 cho mỗi lãnh thổ liên bang Labuan và Putrajaya, và 40 do nhà vua chỉ định. Bên cạnh Nghị viện ở mức độ liên bang, mỗi bang đều có một viện lập pháp riêng (Tiếng Malay:Dewan Undangan Negeri) đại biểu của các viện này được bầu từ các đơn vị bầu cử một đại biểu. Bầu cử nghị viện được tổ chức ít nhất một lần mỗi năm năm. Nội các được lựa chọn trong những thành viên của cả hai viện và chịu trách nhiệm trước viện của mình.
Viện lập pháp Malaysia
Kinh tế
Bán đảo Malaysia và cả Đông Nam Á từng là một trung tâm thương mại trong nhiều thế kỷ. Nhiều đồ vật như gốm sứ và gia vị đã được buôn bán thậm chí cả trước thời Malacca và Singapore nổi lên giành ảnh hưởng.
Ở thế kỷ 17 cao su đã xuất hiện tại nhiều bang Malaysia. Sau này, khi người Anh bắt đầu nắm quyền kiểm soát Malaysia, cây cao su và dầu cọ được canh tác cho mục đích thương mại. Cùng với thời gian, Malaysia đã trở thành nhà sản xuất thiếc, cao su, và dầu cọ lớn trên thế giới. Ba mặt hàng chính này, cộng với các loại nguyên liệu thô khác, đã trở thành căn bản của nền kinh tế Malaysia giai đoạn giữa thế kỷ 20.
Dầu cọ, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Malaysia
Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990.
Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế đã dẫn tới nhiều vấn đề về cung cấp nguyên liệu. Thiếu hụt nhân công nhanh chóng dẫn tới làn sóng hàng triệu lao động nước ngoài tràn vào, nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp. Cash-rich PLC và các consortium giữa các nhà băng hăm hở lao vào kiếm lợi nhuận từ những dự án hạ tầng lớn. Tất cả chúng đã chấm dứt khi cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rúng động nền kinh tế Malaysia.
Tuy tốc độ phát triển hiện nay không cao, nhưng nó được coi là bền vững. Dù những biện pháp kiểm soát và sự nắm chặt kinh tế có thể không phải là nguyên nhân chính của sự hồi phục, không nghi ngờ rằng lĩnh vực ngân hàng đã trở nên mau chóng phục hồi hơn sau những chấn động từ bên ngoài. Tài khoản vãng lai cũng được đặt trong một thặng dư cơ cấu (The current account has also settled into a structural surplus), cho phép làm giảm nhẹ sự rút lui của nguồn vốn. Giá tài sản hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ cao điểm trước khủng hoảng.
Tỷ giá hối đoái cố định đã bị bãi bỏ tháng 7 năm 2005 nhằm tạo thuận lợi cho một hệ thống tỷ giá tự do có quản lý trong thời điểm Trung Quốc công bố cùng một động thái. Cùng trong tuần đó, đồng ringgit đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền tệ chính và được cho là sẽ còn tăng thêm. Tuy nhiên, tới tháng 12 năm 2005 những hy vọng đó đã mất khi dòng vốn rút đi vượt quá 10 tỷ dollar Mỹ.
Tài nguyên thiên nhiên
Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.
Về các nguồn tài nguyên lâm nghiệp, cần lưu ý các sản phẩm gỗ chỉ bắt đầu trở thành mặt hàng đóng góp lớn cho kinh tế trong thế kỷ mười chín. Ngày nay, ước tính 59% diện tích Malaysia được rừng bao phủ. Sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp rừng, đặc biệt sau thập niên 1960, đã mang lại những vấn đề về xói mòn nghiêm trọng với các nguồn tài nguyên rừng quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự cam kết của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên rừng đang được quản lý trên cơ sở bền vững và tỷ lệ cây bị khai thác đang giảm dần. Để tăng cường hơn nữa những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những loại cây mọc nhanh như meranti tembaga, merawan và sesenduk cũng đang được trồng. Cùng lúc đó, những loại cây có giá trị cao như tếch và các loại cây nguyên liệu giấy giá trị cao khác cũng được khuyến khích canh tác. Cao su, từng một thời là tâm điểm nền kinh tế Malaysia, đã bị thay thế phần lớn bởi dầu cọ trở thành sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Malaysia.
gỗ meranti tembaga
Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980. Chỉ tới năm 1972 dầu mỏ và khí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ. Trong lúc ấy, thị phần thiếc trong nền kinh tế đã suy giảm. Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế Malaysia đặc biệt tại các bang đó. Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm. Một lượng nhỏ vàng được sản xuất tại đây.
Chăm sóc sức khoẻ
Xã hội Malaysia đặt nặng tầm quan trọng trên việc mở rộng và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chi 5% ngân sách lĩnh vực phát triển công cộng chính phủ cho y tế — tăng 47% so với trước đó. Con số này đồng nghĩa với mức tăng hơn 2 tỷ Ringgit Malaysia. Với số người cao tuổi ngày càng lớn, chính phủ muốn cải thiện nhiều lĩnh vực gồm nâng cấp các bệnh viện sẵn có, xây dựng và trang bị mới các bệnh viện, mở rộng số bệnh viện đa khoa, cải tiến đào tạo và mở rộng chăm sóc sức khỏe từ xa.
Hệ thống y tế Malaysia đòi hỏi các bác sĩ phải làm việc 3 năm trong các bệnh viện công để đảm bảo nguồn nhân lực cho các bệnh viện đó. Gần đây các bác sĩ nước ngoài cũng được khuyến khích tới đây làm việc. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn gặp phải khó khăn về nhân lực, đặc biệt các chuyên gia có trình độ cao dẫn tới việc điều trị một số bệnh đặc biệt chỉ có thể được tiến hành tại các thành phố lớn. Những nỗ lực gần đây nhằm đưa thêm cơ sở vật chất y tế về các vùng khác đã gặp trở ngại bởi thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ điều khiển những loại máy móc mới được trang bị.
Đa số bệnh viện tư nằm tại các vùng thành thị và, không giống nhiều bệnh viện công, chúng được trang bị máy móc chẩn đoán và hình ảnh hiện đại nhất. Các bệnh viện tư nói chung không được coi là một hình thức đầu tư lý tưởng - thường mất tới 10 năm trước khi công ty có được bất kỳ khoản lợi nhuận nào. Tuy nhiên, tình hình gần đây đã có thay đổi và các công ty lại đang để mắt tới lĩnh vực này, đặc biệt trước viễn cảnh người nước ngoài đang tới Malaysia coi đây là địa điểm chăm sóc sức khoẻ.
Giáo dục
Giáo dục tại Malaysia được quản lý bởi Bộ Giáo dục thuộc chính phủ Liên bang.
Đa số trẻ em Malaysia bắt đầu tới trường trong độ tuổi từ 3 tới 6, tại các trường mầm non. Đa số trường mầm non thuộc tư nhân, cũng có một số trường công.
Trẻ em bắt đầu đi học khi 7 tuổi và học sáu năm tiểu học. Có hai kiểu trường tiểu học do nhà nước điều hành và do chính phủ hỗ trợ chính: các trường quốc gia (Sekolah Kebangsaan) dùng tiếng Malaysia làm ngôn ngữ dạy học, và trường kiểu quốc gia (Sekolah Jenis Kebangsaan) dùng cả tiếng Trung Quốc hay Tamil làm ngôn ngữ dạy. Giáo dục cấp hai tại các trường cấp hai chính phủ kéo dài năm năm. Các trường cấp hai chính phủ dùng tiếng Malaysia giảng dạy, ngoài ngôn ngữ, các môn Toán và Khoa học cũng được dạy. Cuối năm thứ ba, học sinh trải qua kỳ thi Penilaian Menengah Rendah (PMR), Đánh giá Trung học.
Cũng có 60 Trường Trung học Độc lập Trung Quốc tại Malaysia, nơi đa số các môn được dạy bằng tiếng Trung. Các trường này được quản lý và tuân thủ các tiêu chuẩn của Ủy ban Trường học Thống Nhất Malaysia (UCSCAM, thường được gọi bằng tiếng Trung là Dong Zong)
Sinh viên có thể chọn lựa theo học các trường đại học tư sau khi hoàn thành cấp hai. Đa số trường có liên kết giáo dục với các trường đại học nước ngoài, đặc biệt với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Australia. Sinh viên Malaysia ở nước ngoài chủ yếu học tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Canada, Singapore, và Nhật Bản.
Ngoài Chương trình giảng dạy Quốc gia, Malaysia có nhiều trường quốc tế. Các trường quốc tế trao cho sinh viên cơ hội theo học chương trình giảng dạy của quốc gia khác. Những trường đó chủ yếu phục vụ cho số lượng người nước ngoài làm việc tại nước này.
Tôn giáo
Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia. Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Thiên chúa giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% còn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác. Cho tới tận thế kỷ 20, những đức tin truyền thống, vẫn được coi là có số người tin tưởng cao hơn con số chính thức của Malaysia. Những số liệu được đề cập ở trên có thể không chính xác bởi chúng không ghi nhận thực tế tất cả người Malay đều chính thức bị coi là tín đồ Hồi giáo, không phân biệt đức tin cá nhân.
Đền thờ hồi giao Putra
Người Malaysia thường có khuynh hướng tôn trọng đức tin tôn giáo của người khác, các vấn đề tôn giáo bên trong thường chủ yếu xảy ra trong phạm vi chính trị. Tuy nhiên, hiện đang có sự chia rẽ ngày càng lớn bởi nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ cảm thấy bị đè nén sau nhiều chính sách liên quan tới tôn giáo gần đây của chính phủ, đe dọa sự tự do tôn giáo.
Ngày lễ
Người Malaysia có nhiều ngày lễ hội suốt cả năm. Một số ngày lễ được liên bang coi là ngày nghỉ lễ công cộng và một số ngày lễ khác chỉ được tổ chức tại từng bang riêng biệt. Các lễ hội khác thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo riêng biệt, nhưng không phải ngày lễ công cộng.
Ngày lễ quan trọng nhất là "Hari Merdeka" (Ngày độc lập) ngày 31 tháng 8 kỷ niệm nền độc lập của Liên bang Malaya năm 1957, tuy Ngày Malaysia chỉ được tổ chức tại bang Sabah ngày 16 tháng 9 đều kỷ niệm việc thành lập Malaysia năm 1963. Hari Merdeka, cũng như Ngày Quốc tế Lao động (1 tháng 5), ngày Sinh nhật Nhà Vua (thứ 7 đầu tiên của tháng 6) và một số ngày lễ khác được coi là ngày lễ công cộng trên toàn liên bang.
Ngày hội Hari Merdeka
Người Trung Quốc tại Malaysia nói chung tổ chức những ngày lễ hội theo kiểu của tất cả những người Trung Hoa khác trên thế giới. Năm mới Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất, kéo dài mười lăm ngày và kết thúc với Chap Goh Mei. Những ngày lễ khác của người Trung Quốc gồm Thanh Minh, Lễ Thuyền Rồng và Trung Thu. Ngoài những lễ hội truyền thống Trung Quốc, những người Trung Quốc theo Phật giáo cũng tổ chức Vesak Day.
Đa số người Ấn Độ tại Malaysia là tín đồ Hindu giáo và họ tổ chức ngày lễ Deepavali (Diwali), lễ hội ánh sáng, trong khi Thaipusam là lễ hội khi người hành hương từ khắp đất nước đổ về Hang Batu. Ngoài người Hindu, người Sikhs tổ chức lễ Vaisaki, Năm mới của người Sikh.
|