clock  GMT+7
Hỗ trợ trực tuyến:   support phone  Hotline: 024.3.773.1538

menu 03 menu 04 menu 05 menu 06 menu 07 menu 08 menu 09
vietnam flag 日の丸
  ngoai ngu
 
  paframe top right

Thông tin về UDIC-ICTC

Trung tâm Thương mại và Hợp tác quốc tế - chi nhánh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC – ICTC) là đơn vị trực thuộc được Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện Giấy phép hoạt động XKLĐ số 297/LĐTBXH – GP do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp đổi ngày 29/12/2011 cho Tổng công ty UDIC.

  chitiet button

» Thị trường lao động

 

Một số thông tin về đất nước Bahrain

 

Địa lý

 

Điểm cao nhất là Jabal ad Dukhan, 122 m.

 

Được coi là một trong 15 nước hình thành nên cái gọi là "Cái nôi của Nhân loại" ở Trung Đông, Bahrain có tổng diện tích 688 km² (266 mi²), hơi lớn hơn Đảo Man, dù nó nhỏ hơn Sân bay Vua Fahd ở Dammam, Ả Rập Saudi nằm bên cạnh với diện tích 780 km² (301 mi²). Vì là một quần đảo với 33 hòn đảo, Bahrain không hề có biên giới đất liền với một quốc gia nào nhưng có 161 kilômét (528 dặm) đường bờ biển và tuyên bố thêm 12 hải lý (22 km) lãnh hải và 24 hải lý (44 km) vùng tiếp giáp. Bahrain có mùa đông dịu và mùa hè nóng, ẩm kéo dài.

 

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bahrain gồm một lượng lớn dầu mỏ và khí gas tự nhiên cũng như nguồn cá phong phú, có lẽ đây là một điều kiện thuận lợi bởi vì đất canh tác chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ và những đợt hạn hán hàng năm cũng như những cơn bão cát là thiên tai chủ yếu của cho người Bahrain.

 

 

bahrain-manama-skyline-courtesy-pricey-at-flickr-cc.jpg

                                                                                   Thủ đô Manama

 

Các vấn đề môi trường Bahrain hiện đối mặt là tình trạng sa mạc hóa kết quả từ quá trình thoái hóa đất canh tác và thoái hóa bờ biển (đe dọa đường bờ biển, dải san hô và thực vật biển) từ vụ làm đổ, làm tràn dầu thô và các hoạt động khác của tàu chở dầu. Nông nghiệp và các lĩnh vực khác sử dụng quá nhiều nguồn nước ngầm đã dẫn tới tình trạng xâm nhập của nước mặn.

 

Văn hoá

 

Thỉnh thoảng, Bahrain được gọi là "Middle East lite" (Trung Đông nhẹ): một quốc gia Ả Rập pha trộn hoàn toàn giữa một hạ tầng hiện đại với một bản sắc Vùng Vịnh rõ rệt. Trong khi Hồi giáo vẫn là tôn giáo chính, người dân Bahrain vốn đã nổi tiếng về tính khoan dung và cùng với các thánh đường Hồi giáo có thể tìm thấy các nhà thờ Thiên chúa, các đền thờ Hindu, Gurudwara của người Sikh và giáo đường Do Thái. Nước này là nơi cư trú của nhiều cộng đồng dân cư từng bị ngược đãi tại các quốc gia khác.

 

 

      Al-Fateh-Mosque-in-Manama.jpg

    

                                                                          Đền thờ hồi giáo Al Fateh

 

Còn quá sớm để nói rằng sự tự do hóa chính trị của Vua Hamad bin Isa Al Khalifa sẽ làm gia tăng hay giảm bớt tính đa nguyên truyền thống của Bahrain. Không gian chính trị mới của người Hồi giáo Shia và Sunni có nghĩa rằng hiện nay họ đang có một vị trí mạnh hơn trước để theo đuổi các chương trình có mục tiêu đương đầu trực tiếp với chủ nghĩa đa nguyên đó, cùng lúc các cải cách chính trị đã khuyến khích một khuynh hướng đối lập để xã hội trở nên có tính tự phê bình cao hơn cùng một tham vọng xem xét lại những cấm kỵ xã hội trước đó. Hiện nay có nhiều hội thảo về các chủ đề trước kia chưa từng được đả động tới như các vấn đề hôn nhân và sex và lạm dụng trẻ em. 

 

Ngôn ngữ

 

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của Bahrain. Hai thổ ngữ chính khác là tiếng Ả Rập Baharna, do những người thổ dân Baharna Shia sử dụng, và tiếng Ả Rập vùng Vịnh của người Sunnis. Tiếng Ba Tư, tiếng Urdu, tiếng Anh và tiếng Malayalam cũng được nhiều nhóm người sử dụng.

 

 

 

Chính trị

 

Bahrain là một chính thể dân chủ lập hiến đứng đầu là Vua ; lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng, người điều hành nội các gồm 15 thành viên. Bahrain theo chế độ lưỡng viện với hạ viện, Phòng nghị sỹ, do bầu cử phổ thông và thượng viện, Hội đồng Shura, do đức vua chỉ định. Cả hai viện đều có bốn mươi thành viên. Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức năm 2002, các thành viên nghị viện có nhiệm kỳ bốn năm.

 

Việc mở cửa chính trị khiến cả dòng Hồi giáo Shia và Sunni đều đạt thắng lợi trong bầu cử, khiến họ có đủ lực lượng cần thiết trong nghị viện để theo đuổi các chính sách của riêng mình. Điều này có nghĩa rằng cái gọi là "các vấn đề đạo đức" đã trở thành một vấn đề chính trị được xếp lịch bàn thảo trong nghị viện và các đảng đã tung ra các chiến dịch nhằm áp đặt các đạo luật cấm bày manơcanh phụ nữ trong các cửa tiệm để trưng bày quần áo hay treo quần áo lót trên dây phơi. Các nhà phân tích về quá trình dân chủ hóa ở Trung Đông trích dẫn những hành động cấm đoán đó của đạo Hồi như dẫn chứng về việc tôn trọng nhân quyền trong các bản báo cáo của họ và cho rằng đó là bằng chứng cho thấy các nhóm đạo Hồi đó ngày càng trở thành một lực lượng lớn mạnh trong vùng.

 

Các đảng tự do Bahrain đã phản ứng trước sự tăng cường quyền lực của các đảng tôn giáo cực đoan đó bằng cách tự tập hợp với nhau thông qua xã hội dân sự nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người khỏi bị pháp luật cấm đoán. Tháng 11 năm 2005, Al Muntada, một nhóm hàn lâm tự do đã tung ra chiến dịch "We Have A Right" nhằm giải thích với công chúng tại sao các tự do cá nhân có ý nghĩa quan trọng và tại sao chúng cần được bảo vệ.

 

 

    bao tang quoc gia bahrain.jpg

   

                                               Bảo tàng quốc gia Bahrain


Kinh tế

 

Nằm trong vùng hiện trải qua giai đoạn bùng nổ giá dầu với mức độ chưa từng thấy, Bahrain là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thế giới Ả Rập, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hiệp quốc vùng Tây Á đã tìm ra như vậy vào tháng 1 năm 2006. Bahrain cũng có nền kinh tế tự do nhất Trung Đông theo Chỉ số tự do kinh tế năm 2006 do Heritage Foundation/Wall Street Journal xuất bản, và là nền kinh tế tự do thứ 25 trên thế giới.

 

Tại Bahrain, sản xuất dầu mỏ và chế biến chiếm khoảng 60% lượng xuất khẩu, 60% thu nhập chính phủ và 30% GDP. Các điều kiện kinh tế thay đổi liên tục cùng với sự biến động giá dầu từ năm 1985, ví dụ, trong và sau cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990-91. Với hạ tầng viễn thông và giao thông phát triển cao, Bahrain là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia làm ăn tại Vùng Vịnh. Một phần lớn xuất khẩu đến từ các sản phẩm chế biến từ dầu thô. Công việc xây dựng đang tiến hành trên nhiều dự án công nghiệp. Thất nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ và sự giảm sút của cả dầu thô và nguồn nước ngầm hiện là những vấn đề kinh tế dài hạn.

 

 

      nha may loc dau bahrain.jpg

 

                                              Nhà máy lọc dầu ở Bahrain


Giáo dục

 

Các trường Côran (Kuttab) từng là hình thức giáo dục duy nhất ở Bahrain vào đầu thế kỷ 20. Chúng là các trường truyền thống với mục đích dạy trẻ em và thanh niên đọc kinh Côran. Nhiều người Bahrain đã thấy rằng kiểu giáo dục này không đáp ứng nhu cầu giáo dục hàn lâm của thời đại. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mọi thứ đã thay đổi và Bahrain trở nên mở rộng hơn cùng với sự phục hồi của các nước phương tây. Những thay đổi về chính trị và xã hội đã xảy ra trong đất nước gây nên sự tăng cường nhận thức về xã hội và văn hóa trong nhân dân.

 

Vì những lý do đó, một nhu cầu về các cơ sở giáo dục hiện đại khác biệt cả về hệ thống, mục tiêu và chương trình giảng dạy so với (Kuttab) trước kia đã xuất hiện.

 

Năm 1919 đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống trường công hiện đại ở Bahrain. Trường Al-Hidaya Al-Khalifia cho trẻ em nam đã được mở cửa ở Muharraq. Năm 1926, Ủy ban giáo dục đã mở một trường thứ hai cho các em nam tại Manama.

 

Năm 1928 trường công đầu tiên cho các em nữ được mở cửa tại Muharraq.

 

Tổ chức giáo dục cao học đầu tiên ở Bahrain, Trường bách khoa Vùng Vịnh, được hoàn thành năm 1968 với cái tên Đại học kỹ thuật Vùng Vịnh. Năm 1986 Trường bách khoa Vùng Vịnh sáp nhập với Đại học Nghệ thuật, Khoa học và Giáo dục, được thành lập năm 1979, để tạo nên Đại học Bahrain, một đại học quốc gia có khả năng đào tạo các cử nhân văn chương và cử nhân khoa học cũng như đào tạo ở trình độ thạc sĩ.

 

Du lịch

 

Bahrain từ lâu đã là một điểm đến thường xuyên của các du khách từ những nước láng giềng, nhưng những phát hiện mới về các di sản có niên đại từ năm nghìn năm trước của nền văn minh Dilmun khiến Vương quốc ngày càng trở nên lôi cuốn hơn với khách du lịch bên ngoài.

 

 

       bahrain gate.jpg

  

                                                                                   Bahrain Gate

 

Bahrain là một sự hòa hợp giữa hạ tầng hiện đại và một xã hội khá tự do cùng với sự gần gũi với Vùng Vịnh khiến nó trở thành một nơi lý tưởng để thâm nhập vào Trung Đông. Những địa điểm thu hút nhiều du khách như pháo đài Qalat Al Bahrain mới được UNESCO liệt vào danh sách di sản văn hóa thế giới và nhiều khu vực khảo cổ khác thể hiện văn hóa truyền thống Ả rập. Du khách còn có cơ hội mua sắm trong các trung tâm thương mại và các khu chợ truyền thống khác cũng như nghỉ ngơi giải trí tại nhiều khách sạn và khu du lịch hiện đại.

 

 

       phao dai Qalat al Bahrain.jpg

 

                                                                             Pháo đài Qalat Al Bahrain

 

Bahrain cũng có một bãi biển nổi tiếng ở Zallaq.

 

BAHRAIN BEACH VIEW.jpg

                                                                                      Bãi biển ở Zallaq

 

Khi cần tư vấn hay yêu cầu thực hiện dịch vụ, quý khách có thể sử dụng form dưới đây để gửi thông tin cho chúng tôi.
Share |
Bạn thấy nội dụng bài viết này có hữu ích không? click vào +1  
 
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & HỢP TÁC QUỐC TẾ (UDIC-ICTC)
Địa chỉ: Số 6 - 7 Lô 1B - Đường Vũ Phạm Hàm (Trung Yên 1cũ ) - Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.37731538
Fax: 024.3783 0027
E-mail: xkld@udic.com.vn
vietravel group
  Udic group
UDIC GROUP
vietravel group bottom
® Bản quyền của UDIC-ICTC 2012. Bảo lưu mọi quyền - Thông tin cá nhân - Điều khoản sử dụng. Ghi rõ nguồn "udicmanpower.vn" khi sử dụng lại thông tin từ website này.