clock  GMT+7
Hỗ trợ trực tuyến:   support phone  Hotline: 024.3.773.1538

menu 03 menu 04 menu 05 menu 06 menu 07 menu 08 menu 09
vietnam flag 日の丸
  ngoai ngu
 
  paframe top right

Thông tin về UDIC-ICTC

Trung tâm Thương mại và Hợp tác quốc tế - chi nhánh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC – ICTC) là đơn vị trực thuộc được Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện Giấy phép hoạt động XKLĐ số 297/LĐTBXH – GP do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp đổi ngày 29/12/2011 cho Tổng công ty UDIC.

  chitiet button

» Thị trường lao động

 

Một số thông tin về Hàn Quốc

Địa lý

 

 

 

Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.

 

 

 

Khí hậu ở đây khá ôn hoà. Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Mùa mưa được gọi là Jangma. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới.

 

 

 

Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.

 

 



Thành phố Seoul


thanh pho busan.gif

                                                           Thành phố Busan


Dân cư

 

 

 

Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.

 

 

Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).

 

Tôn giáo

 

 

 

51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo. Trong số này 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo (trong đó có 38% theo Tin lành và 10% theo Công giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

 

 

Korean pagoda.jpg

 

Một ngôi chùa tại Hàn Quốc.

 

Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.

 

Ngôn ngữ và chữ viết

 

 

 

Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

 

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

 

 

          bang chu cai han quoc.gif

 

                                               

                                                   Bảng chữ cái Hanguel của Hàn Quốc



Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.

 

Lịch sử

 

 

 

Sự khởi đầu của nước Triều Tiên bắt đầu từ năm 2333 trứoc Công nguyên khi Dangun, người con trai huyền thọai của Hoàng đế nhà trời và một phụ nữ của bộ lạc gấu, đã thành lập nên quốc gia đầu tiên. Các nhà lịch sử học coi kỷ nguyên đầu tiên của lịch sử Hàn Quốc là quốc gia Gojoseon (Joseon cổ).

 

        

   waterfall_on_jeju_island_korea.jpg

 

                                                                  Đảo JeJu 

 

    korea-palace.jpeg

 

                                                           Cung điện Hàn Quốc

 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia làm hai phần. Năm 1948 trên bán đảo hình thành hai nhà nước với chế độ chính trị - xã hội khác nhau: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) ở phía nam. Tháng 6 năm 1950 quân đội Bắc Triều Tiên tiến xuống phía nam, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc – khi đó bị Hoa Kỳ chi phối – hậu thuẫn Nam Hàn, còn đứng đằng sau Bắc Hàn là Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến kết thúc vào năm 1953 khi hai bên kìm chân nhau ở vĩ tuyến 380 Bắc. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết, một vùng phi quân sự được xác lập, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày hôm nay.

 

Chính trị

 

 

 

Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội.

 

Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.

 

 

        Korean Parliament.jpg

 

 

 

                                                   Tòa nhà quốc hội Hàn Quốc

 

Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.

 

Kinh tế

 

 

 

Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.

 

 

 

Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới).

 

Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003).

 

 

 

Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn

 

 

       samsung headquarter.jpg

 

                                                 Trụ sở chính của tập đoàn Samsung

 

Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay GM Daewoo. Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ.

Khi cần tư vấn hay yêu cầu thực hiện dịch vụ, quý khách có thể sử dụng form dưới đây để gửi thông tin cho chúng tôi.
Share |
Bạn thấy nội dụng bài viết này có hữu ích không? click vào +1  
 
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & HỢP TÁC QUỐC TẾ (UDIC-ICTC)
Địa chỉ: Số 6 - 7 Lô 1B - Đường Vũ Phạm Hàm (Trung Yên 1cũ ) - Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.37731538
Fax: 024.3783 0027
E-mail: xkld@udic.com.vn
vietravel group
  Udic group
UDIC GROUP
vietravel group bottom
® Bản quyền của UDIC-ICTC 2012. Bảo lưu mọi quyền - Thông tin cá nhân - Điều khoản sử dụng. Ghi rõ nguồn "udicmanpower.vn" khi sử dụng lại thông tin từ website này.