clock  GMT+7
Hỗ trợ trực tuyến:   support phone  Hotline: 024.3.773.1538

menu 03 menu 04 menu 05 menu 06 menu 07 menu 08 menu 09
vietnam flag 日の丸
  ngoai ngu
 
  paframe top right

Thông tin về UDIC-ICTC

Trung tâm Thương mại và Hợp tác quốc tế - chi nhánh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC – ICTC) là đơn vị trực thuộc được Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện Giấy phép hoạt động XKLĐ số 297/LĐTBXH – GP do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp đổi ngày 29/12/2011 cho Tổng công ty UDIC.

  chitiet button

» Thị trường lao động

 

Một số điểm cơ bản về thị trường Macau

 

Một số điểm cơ bản về thị trường Macau

Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 27.3 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục


Vị trí địa lý

 

Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 27.3 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam. Vùng lãnh thổ Ma Cao có 3 khu vực chính là bán đảo Áo Môn, đảo Taipa và đảo Co-lo-an.



      macau-at-night.jpg

 

                                                                                     Đặc khu Macau về đêm


Đường biên giới hành chính trên đất liền của Ma cao nằm trên bán đảo Áo Môn ở phía Bắc, giáp với thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.


Dân số

                                                            

Khoảng 488.000 người (năm 2005), mật độ dân số hơn 17.000 người/1km2, trong đó người Trung Quốc chiếm 95%, người Bồ Đào Nha chiếm 2% và người Philippines chiếm 1%.


Ngôn ngữ chính


Tiếng Hoa, tiếng Bồ Đào Nha, ngoài ra tiếng Anh cũng rất thông dụng.

 

Khí hậu


Nóng ẩm, chênh lệch nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ từ tháng 6 đến tháng 9 cao hơn 30 độ C, từ tháng 11 đến tháng 2 nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 10 độ C, tuy nhiên nhiệt độ trung bình năm không dưới 14 độ C. Mỗi năm, Macau đều chịu gió bão từ vùng biển Nam Thái Bình Dương.

 

Lịch sử và thể chế chính trị

 

Cánh đây hơn 4.000 năm, những cư dân Trung Quốc thời cổ đại đã định cư và sinh sống ở bán đảo Macau. Đến thế kỷ XVI,Macau trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha và được xem là một tỉnh hải ngoại của nước này.

 

Ngày 20-12-1999, Macau trở về với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Căn cứ theo điều thứ 31 “Hiến pháp nước CHND Trung Hoa”, Khu hành chính đặc biệt Macau được thành lập. Theo phương châm “1 nhà nước, hai chế độ”, Macau được giữ nguyên chế độ tư bản chủ nghĩa và phương thức sinh hoạt không đổi trong 50 năm.

 

Chính sách “Người Macau quản lý Macau” để chỉ tính tự trị cao ở Macau, các cơ quan hành chính và lập pháp ở đây do người bản địa quản lý. “Người Macau” là các cư dân lâu đời ở Macau, bao gồm người Trung Quốc, người Bồ Đào Nha và những người khác phù hợp với điều kiện pháp lý quy định. Trưởng Đặc khu hành chính, các quan chức hành chính, Ủy viên lập pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án đều phải là những cư dân lâu đời ở Macau.

 

“Tự trị cao” để chỉ thực hiện quyền tự trị cao độ theo quy định pháp lý của Khu hành chính đặc biệt. Đặc khu hành chính Macau được hưởng quyền quản lý, lập pháp, tư pháp, chung thẩm độc lập và các quyền lợi khác theo ủy nhiệm của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Ủy ban Thường vụ của Đại hội cũng như sự ủy nhiệm của Chính quyền Trung ương. Nhưng “Tự trị cao” không có nghĩa là hoàn toàn tự trị, Chính quyền Trung ương vẫn giữ những quyền lực cần thiết để duy trì sự thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chức năng ngoại giao và quốc phòng do Chính quyền Trung ương phụ trách. 



      tru so chinh phu macau.jpg

 

                                                              Trụ sở chính của đặc khu hành chính Macau


Đứng đầu Macau là Trưởng Khu hành chính đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Chính quyền Khu và Chính quyền Trung ương.

 

Kinh tế


Đơn vị tiền tệ: Pataca (MOP). 1 USD = 8 Pataca.



            patacas macau.jpg


                                                                               Tiền Patacas của Macau



Đặc khu hành chính Macao là một trong số các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Với GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 17.550 USD khiến cho Macao trở thành nơi có mức sống thuộc hàng cao nhất của Châu Á. Các ngành kinh tế chính của Macao được phân chia theo tỉ trọng như sau: Công nghiệp chiếm 25% GDP, nông nghiệp 0%, dịch vụ 75% GDP (Tương đối).


Công nghiệp: Dệt là ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Macao, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi và hoa giả cũng góp phần quan trọng vào cán cân kim ngạch xuất – nhập khẩu của Macao. Năm 2005, Macao xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD.


Nông nghiệp: Cũng giống như Singapore, Hongkong – Macao không có ngành nông nghiệp, vì lãnh thổ có diện tích quá nhỏ hẹp và không được bằng phẳng nên các sản phẩm nông nghiệp được nhập chủ yếu từ Trung hoa Đại lục và một số nước trong khu vực.


Dịch vụ: Có thể nói Macao là một nền kinh tế có tỷ trọng về ngành dịch vụ thuộc hàng cao nhất trên thế giới theo GDP: chiếm 75%. Các ngành dịch vụ chủ yếu của Macao là kinh doanh sòng bạc, du lịch và tài chính. Năm 2006 Macao đón trên 16 triệu du khách nước ngoài (kể cả du khách đến từ Trung hoa đại lục). Tài chính cũng là thế mạnh kinh tế của vùng lãnh thổ Macaokể từ khi còn thuộc Bồ Đào Nha. Nhưng quan trọng nhất của ngành dịch vụ ở Macao là lợi nhuận từ kinh doanh sòng bài. Năm 2006, lần đầu tiên Macao đã vượt qua thủ đô cờ bạc thế giới là Las Vegas (Hoa Kỳ) để trở thành trung tâm cờ bạc có doanh thu lớn nhất thế giới. Từ đây kéo theo một loạt ngành dịch vụ khác phát triển theo như khách sạn, hàng không, mua sắm …



    sands-casino-macau.jpg 

                                                                       

                                                                                  Một sòng bài ở Macau


Du lịch

 

Ma Cao là vùng lãnh thổ có ngành du lịch rất phát triển. Với đặc điểm nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau đã làm cho Ma Cao trở thành nơi vừa rất kín và cũng vừa rất mở (sòng bạc và biểu diễn sex). Vì phần lớn dân cư của Ma Cao là người Hoa được người Bồ Đào Nha tiếp quản và truyền bá văn hoá phương Tây từ rất lâu nên mới có sự pha trộn trên. Năm 2006, Ma Cao đón trên 7 trịêu du khách nước ngoài. Nếu tính luôn cả du khách đến từ Trung Hoa đại lục và Hồng Kông thì con số này là trên 16 triệu người – một con số khổng lồ so với diện tích và dân số của Ma Cao.

 

Trước hết du lịch Ma Cao phát triển mạnh là do chính quyền quản lý trước đây của Ma Cao (Bồ Đào Nha) đã mở cửa thông thoáng theo phong cách phương Tây và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng dành quy chế đặc biệt để cho Ma Cao phát triển theo. Quần thể các sòng bạc đồ sộ và sang trọng mang dáng dấp phương Tây và Trung Hoa của Ma Cao đã minh chứng cho điều đó. Đây cũng là nơi mà du khách có lý do ghé thăm nhiều nhất.

 

              Venetian-Macau-Hotel-Casino.jpg

   

                                                                                   Khách sạn Venetian


Bên cạnh khách du lịch với mục đích "đỏ đen" ở các casino, Ma Cao còn hấp dẫn du khách về mặt lịch sử, nghỉ dưỡng và mua sắm. Khu lịch sử Macao bao gồm Quảng trường Senado, tàn tích Nhà thờ Thánh Paul và Pháo đài cổ Bồ Đào Nha được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2005. Tượng Mẹ Nam Hải, cầu Taipa … cũng là những địa điểm du lịch chính của Ma Cao. Hiện tại Ma Cao vừa đưa vào hoạt động khách sạn Venetian Macao lớn nhất châu Á.



 kenh San Luca.jpg

                                                                                        Kênh San Luca


Hiện tại du khách đến từ Hồng Kông và Trung Hoa đại lục chiếm phần lớn trên tổng số du khách đến Ma Cao hàng năm. Các cửa khẩu của Ma Cao luôn đông nghẹt du khách qua lại, nhất là cửa khẩu đường bộ nối Ma Cao với thành phố Châu Hải. Ma Cao hiện có 3 cửa khẩu quốc tế chính, đó là:

Cửa khẩu đường biển PORTO EXTERIOR: chủ yếu là khách đi bằng tàu cao tốc từ Hồng Kông và các vùng khác của Trung Hoa đại lục bằng đường thuỷ. Các tàu du lịch từ nước ngoài đến Ma Cao cũng qua cửa khẩu này.

Cửa khẩu đường bộ PARTIDA: giáp với thành phố Châu Hải của tỉnh Quảng Đông.

Sân bay quốc tế Macao – FMF: có nhiều điểm đến trong khu vực và thế giới.

 

Mặc dù Ma Cao, Trung Hoa đại lục và Hồng Kông đều thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng người dân của Hồng Kông và Trung Hoa đại lục khi vào Macao cũng buộc phải làm thủ tục xuất – nhập cảnh bằng hộ chiếu như khách nước ngoài khác.


Đối ngoại

 

Macau và Bồ Đào Nha có mối quan hệ lịch sử lâu đời. Sau khi trở về Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Macau thiết lập Văn phòng kinh tế thương mại Macau, Trung Quốc tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Macau và Bồ Đào Nha cùng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha.

 

Từ ngày 17 đến 19-5-2005, Đặc khu hành chính Macau thăm hữu nghị Bồ Đào Nha và có buổi hội kiến với Tổng thống Bồ Đào Nha và Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Khoa học Kỹ thuật và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hai bên bày tỏ nguyện vọng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực.

 

Ngày 23-5-2001, Đặc khu hành chính Macau và nước Cộng hòa Bồ Đào Nha ký kết “Bản ghi nhớ cương yếu hợp tác giữa Đặc khu hành chính Macau nước CHND Trung Hoa và nước Cộng hòa Bồ Đào Nha”.

 

Macau tiếp tục phát huy quan hệ hợp tác với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, làm cầu nối giữa Trung Quốc và các nước này. Tháng 9-2002 và tháng 6-2005, Trưởng Đặc khu đã đi thăm Mozambique và Brazil. Bên cạnh đó, được sự ủy nhiệm của Chính quyền Trung ương, Macau đã tổ chức “Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước nói tiếng Bồ” vào tháng 10-2003. Diễn đàn được tổ chức 3 năm 1 lần gồm Trung Quốc và các nước nói tiếng Bồ chủ yếu như Bồ Đào Nha, Mozambique, Brazil, Angola, Cape Verde, Guinea Bissau, Đông Timor, ngoài ra còn mời thêm các tổ chức kinh tế trên thế giới.

 

Từ ngày 8 đến 12-10-2006, nhận lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Trưởng Đặc khu hành chính Macau Hà Hậu Hoa thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

 

Khi cần tư vấn hay yêu cầu thực hiện dịch vụ, quý khách có thể sử dụng form dưới đây để gửi thông tin cho chúng tôi.
Share |
Bạn thấy nội dụng bài viết này có hữu ích không? click vào +1  
 
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & HỢP TÁC QUỐC TẾ (UDIC-ICTC)
Địa chỉ: Số 6 - 7 Lô 1B - Đường Vũ Phạm Hàm (Trung Yên 1cũ ) - Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.37731538
Fax: 024.3783 0027
E-mail: xkld@udic.com.vn
vietravel group
  Udic group
UDIC GROUP
vietravel group bottom
® Bản quyền của UDIC-ICTC 2012. Bảo lưu mọi quyền - Thông tin cá nhân - Điều khoản sử dụng. Ghi rõ nguồn "udicmanpower.vn" khi sử dụng lại thông tin từ website này.